Tổng quan Đường_sắt_khổ_hẹp

So sánh chiều rộng khổ tiêu chuẩn (màu xanh) và một khổ hẹp thông thường (màu đỏ).Một đoàn tàu tại ga Bad Bubendorf trên đường sắt khổ 750 mm (2 ft 5 1⁄2 in) Waldenburgerbahn giữa LiestalWaldenburg tại Thuỵ Sĩ . Khổ đướng sắt công nghiệp phổ biến 2 ft  (610 mm) được thấy ở đây tại Đường sắt khổ hoẹp Leighton Buzzard

Bởi các tuyến đường sắt khổ hẹp thường được xây dựng với bán kính cong nhỏ và các khổ kết cấu nhỏ, chúng có thể rẻ hơn để xây dựng, trang bị và hoạt động so với các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ rộng, đặc biệt với địa hình vùng núi. Chi phí thấp hơn của đường sắt khổ hẹp đồng nghĩa với việc chúng thường được xây dựng để phục vụ các cộng đồng công nghiệp nơi tiềm năng vận tải không thích ứng với các chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ lớn. Các tuyến đường sắt khổ hoẹp cũng luôn được sử dụng trong công nghiệp khai mỏ và các môi trường khác nơi một cấu trúc khổ rất hẹp khiến cần phải có một khổ chất tải hẹp. Mặt khác, các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ rộng nói chung có khả năng chuyên chở lớn hơn và cho phép tốc độ hoạt động cao hơn các hệ thống khổ hẹp.

Về mặt lịch sử, nhiều tuyến đường sắt khổ hẹp đã được xây dựng như một phần riêng biệt của các công ty công nghiệp và chủ yếu là những tuyến đường sắt công nghiệp chứ không phải là tuyến đường vận tải chung. Một số ngành thường dùng đường sắt công nghiệp khổ hẹp là khai mỏ, đốn gỗ, xây dựng, đào hầm, khai thác đá, và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp. Các mạng lưới đường sắt khổ hẹp dày đặc đã được xây dựng ở nhiều vùng trên thế giới cho các mục đích này. Nhiều tuyến đường sắt phục vụ ngành mía đường vẫn hoạt động ở Cuba, Fiji, Java, Philippines và tại Queensland ở Australia. Trang bị đường sắt khổ hẹp vẫn thường được sử dụng trong việc xây dựng các đường hầm.

Một lý do đáng chú ý khác khiến các tuyến đường sắt khổ hẹp được xây dựng là lợi dụng ưu thế giảm chi phí xây dựng tại những vùng núi và có địa hình hiểm trở. Các hoạt động đốn gỗ ở vùng núi trong những năm 1800 thường sử dụng các tuyến đường khổ hẹp để vận chuyển gỗ từ các địa điểm chế biến tới nơi bán. Các hệ thống đường sắt quốc gia của các nước như Indonesia, Nhật Bản và New Zealand chủ yếu hay đều là đường khổ hẹp. Trench railways tại Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I đã được sử dụng trong một thời gian ngắn với ưu thế này. Các tuyến đường sắt khổ hẹp vùng núi phi công nghiệp thường được thấy tại Rocky Mountains ở Hoa KỲ và Pacific Cordillera ở Canada, tại Mexico, Thuỵ Sĩ, Nam Tư cũ, Hy Lạp, Ấn Độ, và Costa Rica. Một nước khác với hệ thống đường sắt quốc gia khổ hẹp đáng chú ý là Nam Phi nơi "khổ Cape" 3 ft 6 in (1.067 mm) là khổ thường thấy nhất. Tại Ấn Độ, hệ thống khổ hẹp đang được chậm chạp chuyển sang khổ lớn, dù một số tuyến đường sắt nổi tiếng nhất của Ấn Độ, Darjeeling Himalayan RailwayKalka-Shimla Railway đều là khổ hẹp. Tất cả tuyến đường 1.000 mm (3 ft 3 3⁄8 in) (khổ mét) đang được chuyển thành 5 ft 6 in (1.676 mm) (khổ rộng) trong dự án Unigauge.